TÌM HIỂU VỀ TRÀ THẢO MỘC

Thảo Mộc Lyan Chăm sóc sức khỏe và tinh thần

TÌM HIỂU VỀ TRÀ THẢO MỘC
01/06/2024 09:40 AM 88 Lượt xem

    TÌM HIỂU VỀ TRÀ THẢO MỘC

    Nguồn gốc thành phần của trà thảo mộc

    Các loại trà đen, trà xanh, trắng, ô long đều có nguồn gốc từ cây chè. Trong khi đó, trà thảo mộc có nguồn gốc từ các loại hoa, lá hoặc gia vị khác nhau và hầu hết không chứa caffeine. Các nguyên liệu dưới dạng tươi hoặc phơi khô, pha với nước nóng hay đun sôi lấy nước uống. Từ những nguyên liệu thuần tự nhiên, trà thảo mộc có mùi hương và hương vị vô cùng dễ chịu, tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa chuộng. 

    Công dụng của trà thảo mộc đối với sức khỏe

    • Khả năng chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa có trong nguyên liệu làm trà làm chậm quá trình lão háo, ngăn ngừa các tổn thương của gốc tế bào và phục hồi các tế bào, giúp da sáng khỏe hơn.
    • Cải thiện hệ tiêu hóa: Uống một ly trà sau mỗi bữa ăn giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời ức chế thèm ăn, giảm tiêu thụ thức ăn quá nhiều.
    • Chống viêm sưng: Một số loại trà như trà bạc hà, tà gừng, trà nghệ… có khả năng hạn chế các bệnh về dạ dày, viêm khớp, bệnh trĩ.
    • Giảm cân hiệu quả: Các thành phần giàu chức năng như vỏ psyllium, thìa là và sả giúp đốt cháy mỡ thừa và giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất.
    • Xây dựng hệ thống miễn dịch: Hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin đóng vai trò ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng, nhằm hạn chế căng thẳng và nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bệnh tiểu đường type 2, ung thư, bệnh Alzheimer…
    • Chống buồn nôn: Đối với phụ nữ mang thai, việc uống vài ly trà thảo mộc mỗi ngày giúp hạn chế buồn nôn, khó chịu.
    • Giảm căng thẳng, lo âu: Tác dụng này của trà giúp cải thiện trạng thái tinh thần mệt mỏi, tiêu cực. Từ đó, tiếp thêm năng lượng cho cơ thể mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn.
    •  

    Uống trà thảo mộc đúng cách:

    Buổi sáng là thời điểm vàng để uống trà thảo mộc. Một tách trà thảo mộc buổi sáng sẽ giúp đào thải độc tố, bổ sung nước, làm giảm quá trình hấp thụ chất béo. Vì vậy nên uống trà vào sáng sớm, đối với người bị hạ huyết áp thì nên uống sau khi ăn sáng.

    Bảo quản trà rất quan trọng, nếu không bảo quản tốt sẽ giảm chất lượng, tích tụ các tạp chất và gây hại cho cơ thể. Vì vậy nên đặt trà thảo mộc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Không đặt trà ở những nơi ẩm mốc vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Bảo quản trà trong hộp kín hoặc trong túi nén. Có thể để trong tủ lạnh. Bảo quản tốt thì trà có thể sử dụng lên đến 18 tháng hoặc hơn.

    Về phần pha trà, bạn chỉ nên pha 50 – 100ml nước cho một gói trà thảo mộc. Nước pha trà cũng cần có tiêu chuẩn, không nên pha nước quá sôi vì sẽ làm mất hết dưỡng chất, chỉ nên pha nước sôi khoảng 90 độ. Về phần trà, trước khi hãm trà thì phải tráng qua bằng nước ấm rồi mới sử dụng.

    Khi hãm trà, nên nhớ đừng đậy nắp và để cho nước được bay hơi. Vì theo Y học Ấn Độ, điều đó sẽ giúp trà phong phú các thành phần và phát huy được tác dụng của trà. Trong lúc sử dụng, không nên đun lại trà vì sẽ làm mất đi các dưỡng chất có trong trà thảo mộc.

    Hãy uống trà thảo mộc khi đã ăn xong và có thức ăn trong dạ dày, tránh uống khi bụng đói vì sẽ kích thích dạ dày và gây cảm giác cồn cào. Bạn cũng nên uống khi trà còn ấm để cảm nhận rõ hương vị của trà và để trà thẩm thấu vào cơ thể nhanh hơn. Khi trà nguội, các chất dinh dưỡng trong trà cũng sẽ mất dần và hương vị cũng sẽ không còn hấp dẫn. Có thể thêm một chút đường vào trà để gia tăng hương vị. Tuy nhiên, nhiều loại trà thảo mộc có thể gây mất ngủ, do đó không nên uống trà thảo mộc vào buổi tối để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ.

    Ai không nên uống trà thảo mộc?

    Trà thảo dược có tính hàn nên phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế sử dụng, vì giai đoạn này cơ thể đã thiếu hụt chất sắt, nếu lại uống trà thảo dược vào sẽ làm tổn hại đến chức năng dạ dày, gây chóng mặt, đau bụng.

    Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi uống trà thảo dược pha đặc cũng ảnh hưởng đến nhịp tim, không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mới sinh uống nhiều trà thảo dược cũng dễ có nguy cơ hậu sản.

    Trà thảo dược tuy được xem là tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên uống nhiều một lúc, càng không nên dùng liên tục trong thời gian dài.

    Đối với người có tố chất yếu ớt, nếu thường xuyên dùng trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Trẻ nhỏ cũng không nên cho uống trà thảo dược do phủ tạng còn non nớt.

     

    Zalo
    Hotline
    Maps